Vi khuẩn hp dương tính là gì? Có những phương pháp xét nghiệm nào?

Thảo luận trong 'Quảng cáo và Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi dthieu96, 20/6/18.

  1. dthieu96

    dthieu96 Thành viên

    Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn nguy hiểm gây nên nhiều bệnh dạ dày nghiêm trọng. Vậy cách phát hiện vi khuẩn hp dương tính là gì? Cách điều trị nào thì hiệu quả? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

    1/ Vi khuẩn Hp dương tính là gì?
    Vậy thế nào là Hp dương tính?

    [​IMG]

    Hiện nay, các nhà khoa học đã phát triển nhiều xét nghiệm nhanh để chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp
    Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori, H.pylori) dương tính đồng nghĩa với việc có thể bạn đã có vi khuẩn Hp trong dạ dày. Một số xét nghiệm vi khuẩn Hp trong dạ dày như nội soi kiểm tra mô bệnh học, test nhanh ure, test thở UBT, test phân, xét nghiệm máu. Mỗi loại xét nghiệm có tiêu chuẩn đánh giá Hp dương tính và độ chính xác khác nhau.

    2/ Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn hp dương tính

    [​IMG]
    Vi khuẩn HP
    Với khái niệm ở trên vậy kiểm tra vi khuẩn hp bằng cách nào thì chính xác và hiệu quả, bạn hãy tham khảo các cách dưới đây:

    • Clotest: còn gọi là test urease nhanh — là phương pháp xác định tình trạng nhiễm Hp trong dạ dày dựa trên cơ sở Hp tiết ra nhiều men Urease phân huỷ urea thành amoniac và làm cho môi trường trở nên kiềm tính, từ đó làm dung dịch ure-Indol màu vàng chuyển sang màu hồng tím. Mẫu chỉ thị đổi màu trong vòng 24h chứng tỏ bệnh nhân có nhiễm khuẩn Hp.
    • Kiểm tra mô bệnh học: lấy mảnh tế bào dạ dày bị bệnh, nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi, nếu thấy có vi khuẩn Hp thì là vi khuẩn Hp dương tính.
    • Nuôi cấy tế bào: mảnh sinh thiết tế bào bị bệnh được sử dụng để mang đi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, sau một thời gian thấy vi khuẩn Hp xuất hiện tức là Hp dương tính.
    • Test thở UBT: bệnh nhân được đưa một thiết bị để thổi vào (thẻ hoặc bong bóng), sau đó đánh giá qua thiết bị đo đặc biệt với thông số DPM (độ phân giải của chất phóng xạ trong một phút).
    Khi làm test thở Ure, cần lưu ý là phương pháp này cũng có hai loại phân biệt bởi 2 đồng vị Carbon khác nhau là C13 và C14. Đồng vị C14 có tính phóng xạ, tuy nhiên khi test thở chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ và nhìn chung là khá an toàn, cho tới thời điểm này vẫn chưa ghi nhận bất kỳ nguy hại nào do test này gây ra. Thế nhưng để yên tâm hơn, bác sỹ có thể khuyến cáo các đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ (<12 tuổi) và phụ nữ mang thai, cho con bú nên làm test C13 thay vì test C14. Chỉ số đánh giá đối với test thở C14 thông thường như sau:

    DPM< 50: vi khuẩn Hp âm tính.

    DPM 50–199: không xác định vi khuẩn Hp dương tính hay âm tính.

    DPM> 200: vi khuẩn Hp dương tính

    • Xét nghiệm phân: mẫu phân người bệnh được lấy đi để nhuộm và soi dưới kính hiển vi hoặc làm phản ứng miễn dịch để kiểm tra vi khuẩn Hp. Nếu có vi khuẩn Hp trong phân thì gọi là vi khuẩn Hp dương tính.
    • Xét nghiệm máu: máu của bệnh nhân được lấy làm bệnh phẩm, sử dụng công nghệ miễn dịch để xác định kháng thể kháng Hp trong huyết thanh bệnh nhân. Nếu thấy có kháng thể kháng vi khuẩn Hp trong huyết thanh bệnh nhân thì là vi khuẩn Hp dương tính.
    Tuy nhiên xét nghiệm máu cho kết quả thiếu chính xác nhất vì cho dù vi khuẩn Hp đã bị tiệt trừ hoàn toàn thì kháng thể kháng vi khuẩn Hp vẫn lưu hành trong máu trong thời gian dài, có thể kéo dài hàng năm sau đó. Cho nên đây không phải một xét nghiệm được ưu tiên trong chẩn đoán nhiễm khuẩn Hpvà chỉ được áp dụng khi không có phương pháp nào khác.

    Có thể bạn cần: test vi khuẩn hp ở đâu thì uy tín?

    3/ Cách điều trị HP dương tính
    Khi nhận kết quả báo vi khuẩn Hp dương tính, bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi không phải ai nhiễm Hp cũng sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe. Có khoảng 20% trong số những người nhiễm Hp mắc bệnh lý dạ dày, điều này phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, độc lực chủng Hp nhiễm phải, tuổi tác (liên quan tới việc nhiễm Hp trong thời gian dài), chế độ ăn, sinh hoạt, dùng thuốc. Tuy nhiên những trường hợp sau bắt buộc phải tiệt trừ vi khuẩn Hp để điều trị bệnh và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

    • Có bệnh lý dạ dày (viêm, loét dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày đã phẫu thuật một phần).
    • Có người thân trực hệ mắc ung thư dạ dày cần tiệt trừ sớm để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
    • Thiếu máu đã loại trừ các nguyên nhân khác.
    • Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
    • Bệnh nhân thường xuyên phải sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, chống kết tập tiểu cầu cần tiệt trừ Hp và dự phòng loét dạ dày bằng thuốc PPI.
    • Người sống ở khu vực có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao.
    • Quá lo lắng về vi khuẩn Hp.
    Các trường hợp trên bắt buộc phải tuân thủ phác đồ tiệt trừ vi khuẩn hp với các kháng sinh và thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay các phác đồ kháng sinh có hiệu quả ngày càng giảm do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc gia tăng, lây nhiễm, tái nhiễm khuẩn Hp, đồng thời sử dụng nhiều phác đồ kéo dài cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cho bệnh nhân rất mệt mỏi.

    Bên cạnh đó việc sử dụng kháng sinh cũng được giới hạn chặt chẽ, không sử dụng tràn lan do lằm tăng nguy cơ kháng thuốc trong cộng đồng. Do đó những trường hợp có nhiễm khuẩn Hp mà có nguy cơ mắc bệnh cao (gia đình có nhiều người mắc bệnh dạ dày), hoặc những người muốn diệt Hp để tránh nguy cơ mắc bệnh dạ dày, hoặc cần phòng lây nhiễm Hp từ người khác thì kháng sinh không thể giải quyết được.

    Chính vì vậy, một giải pháp không phải kháng sinh (non — antibitic), an toàn hơn, có thể tác động trên khuẩn Hp kháng thuốc và có tác dụng phòng ngừa để kiểm soát được tỉ lệ nhiễm Hp trong cộng đồng chính là mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia tiêu hóa trên thế giới trong suốt nhiều năm qua.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng