Tràn dịch màng phổi là hiện tượng các chất lỏng được tích tụ trong phần không gian giữa các lớp màng phổi gia tăng. Loại chất dịch này có thể di chuyển trong khoang ngực khi bạn thở gây áp lực lên phổi sẽ vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn đã biết đâu là nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi chưa và làm sao để điều trị nào phù hợp nhất? 1. Tổng hợp nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi Tại sao bị tràn dịch màng phổi??? Theo các chuyên gia hô hấp hàng đầu, bị bệnh tràn dịch màng phổi nguyên nhân chủ yếu là do: – Rối loạn thứ phát: có nghĩa là chúng luôn dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động đến vùng ngực, phổi. – Bệnh gan hoặc thận: xơ gan làm cho chất lỏng tích tụ trong cơ thể và rò rỉ vào ngực. – Nhiễm trùng đường hô hấp: các bệnh lao, viêm phổi đều là tác nhân dễ gây tràn dịch màng phổi. – Thuyên tắc phổi: tắc nghẽn động mạch phổi và gây áp lực lên màng phổi, làm cho dịch lỏng thoát ra ngoài. – Ung thư phổi hoặc bất kì loại ung thư nào cũng có thể là nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi. 2. Cách điều trị bệnh dựa trên nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi Việc điều trị tràn dịch màng phổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi. Để điều trị triệt để tràn dịch màng phổi cần điều trị dứt điểm bệnh lý gây ra hiện tượng này.Trong trường hợp tràn dịch màng phổi quá nhiều, các bác sĩ cần thực hiện điều trị như sau: → Thực hiện hút dịch từ lồng ngực Đặt ống dẫn hút chất dịch trong màng phổi Bằng cách chèn ống hút vào không gian màng phổi và làm thoát dịch ra khỏi cơ thể. Quá trình này chỉ cần gây tê cục bộ để bệnh nhân không cảm nhận được đau đớn tại vết mổ. Sau khi thuốc tê hết tác dụng bạn có thể cảm giác hơi đau nhức. Tuy nhiên, việc hút dịch không được diễn ra quá nhanh, bởi như thế rất dễ gây thất thoát lượng dịch vào phổi gây nguy hiểm. → Các phương pháp điều trị khác Bác sỹ có thể thực hiện một số phẫu thuật khi bệnh nhân tràn dịch màng phổi – Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật thu hẹp khoảng cách giữa phổi màng phổi và khoang ngực để ngăn ngừa sự phát triển của chất lỏng. – Nếu tràn dịch lớn, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân uống nhiều nước hơn để thử nghiệm, điều này cũng chỉ để giảm bớt các triệu chứng của bệnh. – Phương pháp Pleurodesis: bác sỹ tiêm một chất gây kích thích (như talc hoặc doxycycline ) qua ống ngực vào không gian màng phổi. Chất này làm tiêu hủy thành màng phổi và ngực, sau đó tạo liên kết chặt chẽ khi 2 vùng này lành lại. Pleurodesis có thể ngăn ngừa tràn dịch màng phổi trở lại, trong nhiều trường hợp. – Phẫu thuật cắt bỏ màng phổi: Phẫu thuật diễn ra tại vùng bên trong không gian màng phổi, loại bỏ các khu vực viêm nguy hiểm hoặc các mô không khỏe mạnh. Có thể thấy, các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi rất nhiều và chỉ cần tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể khiến bệnh có những chuyển biến khó lường. Tốt nhất, bạn nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế và điều trị dứt điểm bệnh. Có thể bạn quan tâm: Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không ?