Cùng chia sẻ về thay khớp gối

Thảo luận trong 'Tâm Sự' bắt đầu bởi benhxuongkhop, 14/5/18.

  1. benhxuongkhop

    benhxuongkhop Thành viên

    Thay khớp gối là kỹ thuật hiện đại giúp mang lại khả năng vận động cho những bệnh nhân tổn thương khớp gối đứng trước nguy cơ tàn phế. Tuy vậy phương pháp thay khớp gối hiện vẫn chưa tiếp cận với nhiều bệnh nhân. Qua bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về thay khớp gối. Cùng theo dõi để có hiểu biết cụ thể hơn về thay khớp gối.

    Khi nào nên thay khớp gối?
    Thay khớp gối áp dụng cho nhiều bệnh lý khác nhau như chấn thương khớp gối, thoái hóa khớp, gai khớp gối, viêm khớp gối Khi những phương pháp điều trị bảo tồn không còn mang lại hiệu quả khiến người bệnh đứng trước nguy cơ dính khớp, biến dạng khớp làm mất hoàn toàn khả năng vận động thì thay khớp gối là một lựa chọn tốt.
    Tìm hiểu thêm:
    viem khop hang uong thuoc gi[​IMG]
    Khi nào nên thay khớp gối?
    Cụ thể khi bệnh nhân điều trị nội khoa quá 60 ngày không có tiến triển, kể cả áp dụng tiêm thuốc bôi trơn khớp, thuốc corticoide vẫn không hiệu quả. Đau nhức dữ dội, liên tục ngay cả khi người bệnh không vận động. Khớp gối có biểu hiện vẹo vào trong, hư hại hai đầu khớp nặng nề. Đây chính là những trường hợp được bác sĩ chỉ định thay khớp gối để người bệnh có thể phục hồi chức năng vận động.
    Khi đó, phẫu thuật thay khớp đầu gối sẽ được chỉ định tiến hành để lấy lại vận động cho bệnh nhân. Thay khớp gối tức là bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ nốt phần sụn bị hư hại và thay thế bằng một lớp kim loại được chế tạo đặc biệt, bao bọc lấy hai đầu xương để giữ cố định khớp, cũng như chặn sự tiếp xúc trực tiếp gây ma sát. Khớp nhân tạo vẫn cho phép người bệnh có thể vận động trở lại sau một thời gian phục hồi chức năng.
    Quy trình thay khớp gối
    Thay khớp gối là quá trình tiến hành cắt bỏ phần sụn khớp bị hư hại thay thế bằng lớp kim loại được chế tạo đặc biệt. Khớp gối nhân tạo được thiết kế bọc lấy hai đầu xương nhằm giữ cố định và hạn chế ma sát tạo ra trong quá trình vận động. Trước khi thực hiện phẫu thuật thay khớp gối người bệnh cần được kiểm tra sức khỏe tổng quát để xem có đủ điều kiện tham gia phẫu thuật hay không. Nếu đủ điều kiện quy trình thực hiện thay khớp gối diễn ra như sau:
    [​IMG]
    Quy trình thay khớp gối
    Bước 1: Bác sĩ rạch da và bóc tách phần mềm quanh gối
    Bước 2: Cắt bỏ phần khớp gối bị tổn thương bao gồm diện khớp xương đùi, diện khớp xương chày, diện khớp xương bánh chè.
    Bước 3: Lắp khớp nhân tạo thay thế phần khớp gối hư hỏng
    Bước 4: Đóng vết mổ cho bệnh nhân.
    Sau thay khớp gối người bệnh sẽ phục hồi từ từ, tập vận động khớp gối với khớp nhân tạo để có thể vận động trở lại.
    Chi phí đau khớp gối có đắt không?
    Rất nhiều bệnh nhân lo ngại với chi phí thay khớp gối và đây cũng là điều khiến cho kỹ thuật này chưa tiếp cận được với nhiều bệnh nhân. Có hai loại khớp gối thường được sử dụng trong phẫu thuật thay khớp gối đó là khớp gối một phần và khớp gối toàn phần. Tùy vào từng chất liệu khác nhau mà chi phí phẫu thuật thay khớp gối cũng khác nhau dao động từ 50 đến 70 triệu đồng.
    Vì chi phí cao, đa số những bệnh nhân thực hiện thay khớp gối là những người trẻ, muốn phục hồi khả năng vận động và có thể duy trì trong thời gian dài. Tuổi thọ của khớp gối có độ bền khoảng 15 đến 20 năm chứ không duy trì vĩnh viễn vì vậy nhiễu người cân nhắc trước khi thực hiện thay khớp gối.
    Biến chứng có thể xảy ra khi thay khớp gối
    Mặc dù thay khớp gối được coi như là phương pháp cuối cùng, là hy vọng mới của những người bệnh nhân tổn thương khớp gối nặng nhưng nó vẫn có những rủi ro nhất định.
    Nhiễm trùng trong và sau khi thực hiện phẫu thuật thay khớp gối có thể xảy ra mặc dù ít trường hợp gặp phải. Nhiễm trùng có thể khiến hoại tử khớp và người bệnh sẽ không thể nào vận động quay trở lại được nữa.
    [​IMG]
    thay khớp gối vẫn có những rủi ro
    Một vấn đề nữa như đã nói ở trên đó là tuổi thọ khớp gối không phải là vĩnh viễn vì vậy vẫn có thể xảy ra những trường hợp bị tổn thương khớp gối sau phẫu thuật.
    Điều dĩ nhiên, khớp gối sau khi thay không thể vững chắc như khớp tự nhiên của con người. Vì vậy việc vận động đi lại của người bệnh sau phẫu thuật cần nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh tránh các trường hợp lỏng khớp gối, sai khớp…
    Những vấn đề cơ bản nhất của phẫu thuật thay khớp gối đã được chúng tôi tổng hợp qua bài viết này. Mong rằng chúng sẽ giúp các bạn hiểu biết thay khớp gối và các bệnh nhân có quyết định đúng đắn cho bản thân mình.


    Nguồn:

    http://hoancotdan.com/thay-khop-goi
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng